08/02/2016

Sách ảnh đầu tay Sài Gòn phản chiếu

09:48
Sài Gòn phản chiếu là cuốn sách ảnh đầu tay của Thuỷ với mong muốn chia sẻ một góc nhìn mới về Sài Gòn năng động phát triển và những góc tĩnh lặng của cuộc sống.

Với 220 ảnh được Thuỷ chụp và tuyển trọn trong suốt 12 tháng được dàn trang in 4 màu trên giấy đẹp nhằm giới thiệu đến mọi người một Sài Gòn mới lạ, sách ảnh hiện đã được phát hành thông qua hệ thống Fahasa, một món quà tặng ý nghĩa đầu năm.

Sách ảnh Sài Gòn Phản Chiếu - SaiGon Reflection


Tết Ất Mùi 2015 lần đầu tiên trên đường hoa xuân được tổ chức trên đại lộ Hàm Nghi. Và tôi không ngờ rằng đấy chính là cơ duyên đưa tôi đến với một dự án ảnh chưa từng có trong suy nghĩa của mình.

Thả bước giữa ngàn hoa, len lõi giữa dòng người du xuân rộn rã, bất chợt tôi ngước ống kính lên các cao ốc bên đường và ngỡ ngàng trước những gì vừa nhìn thấy: Có một Sài Gòn rất lạ, lung linh huyền ảo, giày chất hoạ đậm chất thơ, nhờ sự phản chiếu mà thành. Thế là suốt những ngày sau đó từ sáng sớm đến chiều tà, tôi chờ đợi sự thay đổi của ánh sáng để chụp những bức ảnh đầu tiên cho dự án ảnh Sài Gòn Phản Chiếu


Sài Gòn Phản Chiếu là sách ảnh đầu tay được phát hành và quản lý bởi công ty TNHH Nhiếp Ảnh Sài Gòn Gia Định


Tôi quyết định dành trọn năm 2015 để thực hiện dự án ảnh này. Đơn giản chưa bao giờ tôi cảm nhận được sức hút của bộ môn nghệ thuật này đến vậy.  Ảnh phản chiếu ngoài sự lạ lẫm về mặt hình, nó còn thể hoà trộn nhiều chiều của không gian, đem quá khứ và hiện tại vào chung một thực thể, bay bổng bởi sự trừu tượng giàu chất mỹ thuật, đòi hỏi cao trong phát hiện và sáng tao. Trên bề mặt của nhiều chất liệu phản chiếu như gương, kính, nước, inox, đá hoa cương ...Tôi muốn mô miêu tả một Sài Gòn xưa kiều diễm hoà quyện cùng một thành phố Hồ Chí Minh nay hiện đại và năng động.

Sách ảnh Sài Gòn Phản Chiếu - Saigon Reflection được phân phối bởi Công ty TNHH Nhiếp Ảnh Sài Gòn Gia Định.


Hoàng Trung Thuỷ

11/04/2015

Săn giải thưởng ảnh quốc tế: Đừng coi đó là lý tưởng!

11:38

Thay vì phải dấn thân tìm tòi sáng tạo mô tả chân thực cuộc sống..., họ lại chụp ảnh chỉ để đi thi

Nhiều nhiếp ảnh gia (NAG) trẻ hiện nay không còn quan tâm đến các cuộc thi ảnh quốc tế của FIAP (Liên đoàn Nhiếp ảnh Quốc tế), Hội Nhiếp ảnh Mỹ (PSA)... Họ cho rằng đây chỉ là những tổ chức nhiếp ảnh nghiệp dư, những huy chương hay tước hiệu phong tặng khi tham gia các cuộc thi này không nói lên được đẳng cấp của một NAG.


Giải quốc tế chưa hẳn đẳng cấp

Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Việt Nam, ông Lê Xuân Thăng, cho biết hiện có khoảng 100 quốc gia là hội viên của FIAP nhưng đây không phải là tổ chức nhiếp ảnh lớn nhất thế giới. “Tuy chỉ là tổ chức ảnh nghiệp dư nhưng các cuộc thi của FIAP mang tính chất toàn cầu. Thông qua các cuộc thi này, nhiếp ảnh Việt Nam càng ngày sẽ khẳng định được vị thế của mình về ảnh nghệ thuật trên thế giới” - ông Thăng nói.


Một buổi sinh hoạt nhiếp ảnh của các nhiếp ảnh gia CLB Ảnh Kiến trúc sư TP HCM
Một buổi sinh hoạt nhiếp ảnh của các nhiếp ảnh gia CLB Ảnh Kiến trúc sư TP HCM

Các cuộc thi nhiếp ảnh nào có sự bảo trợ của FIAP thì nhà tổ chức phải bỏ tiền ra mua “danh” FIAP rồi đem về trao tặng cho người thi. Cho nên nhiều NAG đùa vui rằng đi thi FIAP là “đem vàng thật đổi vàng giả” vì NAG phải đóng phí khi nộp ảnh thi mà giá trị nhận được là huy chương lưu niệm. “NAG chuyên nghiệp không cần giải thưởng FIAP đâu. Chỉ có mình hiểu sai về họ, chứ họ đã nói rõ tính nghiệp dư của giải thưởng. Dù vậy, ta nên ghi nhận những tấm ảnh đoạt huy chương vì chúng cũng đã đạt tiêu chuẩn nào đó của nhiếp ảnh. Nhưng lấy được nhiều huy chương ở các cuộc thi này rồi nói rằng mình là cường quốc nhiếp ảnh thì chưa chính xác” - một NAG khẳng định.

Tuy nhiên, nói các cuộc thi khác như HIPA, Sony World Photo uy tín rồi đánh đồng đẳng cấp của nó cũng là một sự ngộ nhận khác. Năm 2014, bức ảnh đoạt giải đặc biệt có trị giá giải thưởng lên đến 120.000 USD của tác giả Wuyang Zhou (Trung Quốc) Lớp học miền núi bị nhiều NAG trên thế giới và ở Trung Quốc lên án vì cho rằng tác giả này dàn dựng, chưa kể bức ảnh còn vi phạm “luật chơi” của HIPA là nghiêm cấm ảnh ghép, làm mất đi tính chân thực của bức ảnh. “Hiện nay, công tác giám khảo ở các cuộc thi ảnh toàn cầu cũng chỉ tương đối, việc tuyển chọn giám khảo đa phần được mời dựa trên danh tiếng, không phải được chọn lựa bài bản như các loại hình khác. Vì thế, đừng cho rằng các cuộc thi này hoàn toàn uy tín” - NAG T.P chia sẻ.


Còn đâu cá tính, phong cách

Hằng năm, các NAG đợi đến mùa lễ hội, mùa lúa chín ở Tây Bắc, mùa tam giác mạch ở Hà Giang… rồi rủ nhau đi săn ảnh. Những bức ảnh ấy họ để dành đi thi các cuộc thi ảnh trong và ngoài nước. Với những cuộc thi có các chủ đề công bố trước cả năm, NAG sẽ phải đi săn cho phù hợp với chủ đề ấy. Vì thế, nhiếp ảnh nghệ thuật ở nước ta hiện chỉ mới đáp ứng nhu cầu tức thời là các cuộc thi. “Đây là hiện tượng “mì ăn liền”, cứ đưa máy ảnh lên chụp rào rào rồi sau đó chẳng để lại cảm xúc sâu lắng, chẳng làm người thưởng ngoạn nhớ tấm nào” - một NAG tâm sự.

Theo nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Hoàng Trung Thủy, Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Gia Định: “Thi ảnh là thú vui, là động lực để NAG phấn đấu nhưng đừng coi đó là một lý tưởng. Bởi vì khi không còn cầm máy nữa, NAG nhìn lại quá trình tác nghiệp của mình xem đã làm được gì và có khi sẽ tiếc thời gian vì chỉ mải miết đuổi theo các cuộc thi. Chụp ảnh đi thi khác với chụp ảnh cho cá nhân. Ảnh dự thi có đề tài, nội dung quy định còn ảnh sáng tác thì bấm máy theo cảm xúc và những rung động thẩm mỹ giàu nội tâm của người cầm máy. Đôi khi những cảm xúc đó được thai nghén, ấp ủ qua nhiều năm tháng rồi vụt thăng hoa khi gặp điều kiện thích hợp. Điều này hết sức quan trọng trong việc hình thành cá tính và phong cách sáng tạo”.

Ở nước ta, hầu hết các NAG đi sáng tác gặp gì chụp nấy, gặp cuộc thi nào có chủ đề phù hợp thì gửi ảnh tham dự. Bên cạnh đó, phần lớn các cuộc thi trong nước hoặc các cuộc thi trong hệ thống FIAP chỉ đề ra các chủ đề chung chung như: thiên nhiên, con người, chân dung, tự do màu, tự do đen trắng... đã phần nào làm cho các NAG giảm bớt sự đầu tư tìm tòi những đề tài mới lạ, mang tính thời đại...! Nói cách khác là thay vì NAG phải dấn thân tìm tòi sáng tạo mô tả chân thực cuộc sống... thì họ lại chụp ảnh chỉ để đi thi.

“Tới một lúc nào đó, NAG phải nhìn lại mình, tìm cho mình một hướng đi riêng. Nhiếp ảnh Việt Nam cần tạo ra môi trường để họ phát triển, phải có mảnh đất tốt thì hạt giống mới nảy mầm và đơm hoa kết quả. NAG nên chụp cái gì mình nghĩ, chứ đừng quá chú tâm vào cái mình thấy” - NSNA Hoàng Trung Thủy trăn trở. Anh cho rằng vẫn có một dòng chảy âm thầm, vẫn có những nghệ sĩ đang sáng tạo miệt mài theo cách riêng nhưng chưa được khơi gợi, chưa được tạo điều kiện để trưng bày tác phẩm của mình đến với công chúng. Đây sẽ là điều bất ngờ thú vị trong tương lai gần, khi mà các quan niệm xã hội đang ngày càng trở nên rộng mở, đơn cử như ảnh nude hiện nay, còn rất nhiều tranh cãi.

Nếu không muốn thành “chuyên gia thi cử”

Theo NSNA Bùi Minh Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Nhiếp ảnh TP HCM, các cuộc thi ảnh đều có chủ đề, mục đích và điều lệ của ban tổ chức và NAG dự thi đều phải đáp ứng những yêu cầu đó để ảnh của mình có thể vào sâu, đoạt giải. Khi ấy, NAG dù có cố gắng sáng tạo vẫn phải bị ràng buộc bởi những luật chơi của từng cuộc thi, điều đó là không thể tránh khỏi. Ông cho rằng trong xu thế phát triển hòa nhập với nhiếp ảnh toàn cầu, ngoài việc giữ gìn, nâng cao phong độ sáng tác và thành quả qua các cuộc thi, nhiếp ảnh Việt Nam cần chú trọng đến việc phát huy vai trò, bản lĩnh, phong cách cá nhân của các NAG nếu không muốn trở thành những “chuyên gia thi cử”, bởi sức sống của một nền nhiếp ảnh vững mạnh không chỉ được đánh giá qua những cuộc thi mà còn là tầm ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hóa, xã hội.


Bài và ảnh: Ngọc Lê / nld.com.vn

Ảnh nghệ thuật của NSNA Hoàng Trung Thủy được chắp cánh từ ý tưởng và kỹ thuật

11:24

Ước mơ ban đầu đơn giản của anh là tự mình có thể chụp được những tấm ảnh lưu niệm đẹp. Sau đó, anh bị cuốn hút bởi “ảnh nghệ thuật”. Thế là, các thú giải trí khác phải nhường ngôi hậu cho loại hình nghệ thuật này. Nói vậy thôi chứ gia đình anh có tròn 10 người đàn ông, chưa kể ba anh, tất cả đều đam mê nhiếp ảnh.


Chiếc máy đầu tiên đến với gia đình vào những năm của thập niên 60 thế kỷ trước, chiếc canon QL19. Ba đã dạy cho các anh lớn trong nhà. Rồi anh truyền lại cho em. Riêng anh, cột mốc để nhớ là mùa hè của lớp 12, năm 1984, anh học xong lớp 1&2 tại Hội nhiếp ảnh TP.HCM.
Mong con đầu lòng - Ảnh Hoàng Trung Thuỷ
Mong con đầu lòng - Ảnh Hoàng Trung Thuỷ

Thế là, cái anh không nghĩ lại đến với anh. Anh xa rời môi trường sư phạm. Nơi mà anh mất nhiều năm dốc sức theo học Cao đẳng, rồi đại học. Mục tiêu của anh là trở thành giảng viên. Nhưng cuộc sống đẩy đưa và anh phải tự nhủ rằng mình có nghề mà không có nghiệp. Thế là, anh đi làm. Công việc đưa anh đến với môi trường tài chính từ năm 1993. Có lẽ, sự năng động đến khốc liệt của thị trường này đã làm anh kiệt sức. Vào năm 2001, bác sỹ khuyên anh phải bỏ việc và nên đi du lịch vì chứng stress ngày càng trầm trọng. Do đó, anh “về hưu non”, lang thang cùng với chiếc máy ảnh. Đây chính là thời điểm anh có nhiều thời gian cho nghiên cứu, trải nghiệm và tư duy nhiều cho ảnh nghệ thuật.

Quyết tâm - Ảnh thể thao Hoàng Trung Thuỷ

Niềm an ủi của anh chính là gia đình luôn ủng hộ những gì anh thích, nhất là nhiếp ảnh. Riêng với cô con gái Như Ngọc tròn 10 tuổi thì cảm nhận về nhiếp ảnh bộc lộ khá sớm. Bé đã biết chỉnh Manual để chụp ánh sáng yếu trong phòng ngủ khi đang học lớp lá. Bé thích thú khi anh giao “nhiệm vụ” tìm cho ba tấm ảnh nào đẹp trong chùm ảnh anh vừa sáng tác về.


Từ năm 2004, CLB Nhiếp ảnh Gia Định bắt đầu thành lập. Đây là mô hình dành cho những người có cùng đam mê về một thể loại ảnh như: Macro, thể thao, tĩnh vật, đời thường, Photoshop, chân dung… Do xác định đây là một CLB ảnh nghệ thuật, nên từ nhiều năm qua, CLB đẩy mạnh công tác phổ cập chuyên môn, thực hiện rất nhiều những buổi báo cáo chuyên đề dựa trên tình hình hoạt động cũng như yêu cầu từ phía hội viên. Những quan niệm, kỹ thuật nhiếp ảnh mới luôn được cập nhật và cùng nhau chia sẻ. Hiện nay, CLB đang có sự góp sức rất lớn của một thế hệ các tay máy trẻ đầy nhiệt huyết, có tư cách và năng lực tốt. Do vậy, CLB đang có những bước phát triển mới và NSNA Hoàng Trung Thủy là Chủ niệm CLB Nhiếp ảnh Gia Định này.


Chung thủy - Photo Hoàng Trung Thuỷ
Chung thủy - Photo Hoàng Trung Thuỷ
Tuy nhiên, khi tôi đặt câu hỏi: Là Uỷ viên Hội đồng nghệ thuật, anh cho biết về xu hướng và định hướng sáng tác của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam. Qua đó, đánh giá về nhiếp ảnh truyền thống và hiện đại? Anh có vẻ ngại ngần. Cuối cùng, anh trả lời tôi với sự dè dặt nhất định: “Cả thế giới đã và đang thay đổi rất nhiều từ khi công nghệ kỹ thuật số ra đời. Có thể thấy rằng, nền nhiếp ảnh Việt Nam đang hưởng lợi từ thành quả ấy. Từ phương tiện, khả năng thực hiện, tiếp cận thế giới đều dễ dàng hơn rất nhiều. Song về bản chất, chúng ta chưa có bứt phá. Đâu đó còn có sự bế tắc về đề tài và phương pháp thể hiện. Nền nhiếp ảnh Việt Nam thiếu tính chuyên biệt. Đã quá lâu chúng ta phát triển theo tính phong trào, phổ cập đại chúng và đã thành công. Nhưng để trở thành một quốc gia có nền nhiếp ảnh tiên tiến, có chất lượng, có nền tảng vững chắc thì cần thiết phải tổ chức và quy hoạch lại. Nên cải tiến giáo trình, tạo các kênh phổ cập thông tin, kiến thức về nhiếp ảnh nhằm bù đắp cho hiện trạng thiếu trầm trọng giáo trình, sách nhiếp ảnh có tính đương đại… Bên cạnh đó, cổ động cho người cầm máy tạo những lối đi riêng mang cá tính sáng tạo, có tính chuyên sâu.

Cô Đơn - Ảnh ý tưởng Hoàng Trung Thuỷ
Cô Đơn - Ảnh ý tưởng Hoàng Trung Thuỷ
Chúng ta cũng nhìn nhận rằng: Song song với các hội chuyên ngành còn có một lực lượng lớn những người chơi ảnh tự do. Nếu phải tìm những cá tính trong nhiếp ảnh thì đây lại là nơi dễ dàng hơn. Cần có những hình thức tổ chức linh hoạt, hấp dẫn để thu hút họ vào. Chắt lọc rồi phổ biến cái hay của họ, tạo ra sự cộng hưởng giữa các sân chơi. Điều này có lợi cho phong trào”.

Vũ điệu trên sông - Ảnh thể thao Hoàng Trung Thuỷ
Vũ điệu trên sông - Ảnh thể thao Hoàng Trung Thuỷ
Một vấn đề rất nhạy cảm hiện nay trong lĩnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật là thẩm định ảnh. Với anh, áp lực là điều không thể tránh khỏi. Đầu tiên là áp lực với chính nội tại của bản thân. Đó là quá trình tự đánh giá về năng lực, chiều sâu của kiến thức, độ chín về kỹ năng nghề nghiệp, vốn sống, kinh nghiệm… có đủ đáp ứng yêu cầu cuộc thi hay bài giảng hay không? Nếu thiếu, anh sẽ từ chối. Áp lực thứ hai là trách nhiệm đối với lá phiếu, với bài giảng. Làm sao cho chính xác, có chất lượng và quan trọng là được mọi người đồng tình, đón nhận. 


Nói đến cái khó thì mỗi nhiệm vụ có một đặc thù riêng. Cái khó của người giám khảo là khả năng định lượng tác phẩm, hiểu và thẩm định chính xác giá trị của từng tác phẩm trong mối tương quan đa chiều. Bên cạnh đó, giám khảo còn phải “giữ mình” độc lập, có chính kiến, quan điểm rõ ràng, không bị các yếu tố tình cảm, vị nể chi phối. Còn với vai trò của người thuyết giảng thì phải xác định đối tượng của mình cần gì, điều tiết lượng thông tin như thế nào cho phù hợp. Song, quan trọng hơn cả là phải luôn cập nhật, tìm hiểu để đào sâu kiến thức nhằm ứng xử tốt các tình huống bất ngờ, đáp ứng được càng nhiều càng tốt những thắc mắc, những vấn đề đặt ra từ phía người dự thính.


Hiện nay, NSNA Hoàng Trung Thủy là Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật của Hội NSNA Việt Nam, tước hiệu E.FIAP, E.VAPA
Theo Tạ Hoàng Nguyên / Tạp chí Nhiếp Ảnh

Dáng xưa bức ảnh lớn nhất VN chụp từ điện thoại di động

11:14

Trung tâm sách kỷ lục VN vừa công nhận bức hình chụp bằng điện thoại di động có kích thước lớn nhất VN cho Công ty Samsung Vina.

Bức hình có tên Dáng xưa được NSNA Hoàng Trung Thủy dùng điện thoại Samsung Innov8 chụp trước Ngọ Môn - Huế có kích thước 0,86m x 1,15m.

Samsung ra mắt điện thoại INNOV8 với kỉ lục Guiness Việt Nam với bức ảnh ngọ môn Huế do Hoàng Trung Thuỷ chụp
Samsung ra mắt điện thoại INNOV8 với kỉ lục Guiness Việt Nam với bức ảnh ngọ môn Huế do Hoàng Trung Thuỷ chụp


Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Trung Thủy có hơn 60 giải thưởng trong nước và quốc tế, anh đã được Samsung mời thực hiện chuyến đi “7 ngày công nghệ” để sử dụng chiếc điện thoại mới ra lò của công ty này. Trung tâm sách kỷ lục VN (Vietbook) đã cho chuyên gia theo sát NSNA Hoàng Trung Thủy và xác nhận các bức ảnh do anh chụp đều từ chiếc điện thoại di động Samsung Innov8. Kỷ lục VN cho bức hình có kích thước lớn nhất chụp từ điện thoại di động Samsung Innov8 nằm trong chiến dịch quảng bá sảm phẩm mới này. Đã có trên 30 nhà báo trong khu vực Đông Nam Á cùng với khoảng 20 phóng viên VN được mời sử dụng thử Samsung Innov8 tại TP.HCM trong 2 ngày vừa qua. Ngoài các tính năng hiện đại nhất của một chiếc điện thoại di động, Innov8 nổi trội với độ phân giải 8 Megapixel và là chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới có độ phân giải cao như vậy.

H.Nhân / Theo Văn Hoá & Thể Thao

24/11/2014

RUMBAKA(Indonesia) - Chân dung nhà vô địch.

05:55

Rumbaka được xếp hạt giống số 1 tại giải cầu lông Yonex Sunrise Việt Nam mở rộng 2014. Anh đã lội ngược dòng thành công ở cả hai trận bán kết và chung kết.



Xem cái cách anh thắng Tiến Minh ở bán kết, rồi thắng Pranndy H.S(India) ở chung kết sau khi thua set đầu tiên rồi thắng lại 2 set sau để thấy Rumbaka bản lĩnh như thế nào: Chiến thuật linh hoạt, lối đánh đa dạng, thể lực cùng sức rướn tốt. Gài cầu trên lưới rất khéo, đánh cuối sân uy lực, giúp Rumbaka giành chức vô địch một cách thuyết phục trong sự cổ vũ cuồng nhiệt, vô tư của khán giả tại nhà thi đấu Tân Bình TP.HCM chiều ngày 07/09/2014.


Trận chung kết của 2 đối thủ xứng tầm Pranndy H.S của India và Rumbak của Indonesia
Trận chung kết của 2 đối thủ xứng tầm Pranndy H.S của India và Rumbak của Indonesia
Pranndy chơi cầu ngắn ở set 1 gây rất nhiều khó khăn cho đối thủ.
Pranndy chơi cầu ngắn ở set 1 gây rất nhiều khó khăn cho đối thủ.

Rumbaka buộc phải trả cầu cao và sâu về cuối sân tạo cơ hội cho Pranndy dứt điểm bằng những cú đập rất mạnh. Từ đó VDV Ấn Độ thắng dễ set 1.
Rumbaka buộc phải trả cầu cao và sâu về cuối sân tạo cơ hội cho Pranndy dứt điểm bằng những cú đập rất mạnh. Từ đó VDV Ấn Độ thắng dễ set 1.
Set 2, Rumbaka làm điều tương tự: Gài cầu ngắn trên lưới buộc Pranndy lộ nhiều sơ hở.
Set 2, Rumbaka làm điều tương tự: Gài cầu ngắn trên lưới buộc Pranndy lộ nhiều sơ hở.

Rumbaka chiếm thế chủ động bằng những pha lên lưới dứt điểm nhanh
Rumbaka chiếm thế chủ động bằng những pha lên lưới dứt điểm nhanh
Song phải kể đến khả năng phòng thủ của Rumbaka cả 2 biên là rất tốt.
Song phải kể đến khả năng phòng thủ của Rumbaka cả 2 biên là rất tốt.
Rumbaka trả cầu từ cuối sân.
Rumbaka trả cầu từ cuối sân.
Một cú lắc hông lấy khoảng trống để trả cầu khiến Pranndy hoàn toàn bất ngờ!
Một cú lắc hông lấy khoảng trống để trả cầu khiến Pranndy hoàn toàn bất ngờ!
Khoảnh khắc thăng hoa khi trận đấu kết thúc. Rumbaka lên ngôi vô địch giải cầu lông Yonex Sunrise Việt Nam mở rộng 2014.
Khoảnh khắc thăng hoa khi trận đấu kết thúc. Rumbaka lên ngôi vô địch giải cầu lông Yonex Sunrise Việt Nam mở rộng 2014.
Phóng sự ảnh trận cầu lông Yonex Sunrise do Hoàng Trung Thuỷ thực hiện 2014 gởi đến các bạn hâm mộ môn thể thao này.

07/09/2014

Phóng sự ảnh: Lốc dữ tàn phá xã Mỹ Quý, H. Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp 04/09/2014

00:37

 Bộ ảnh phóng sự của Hoàng Trung Thủy giới thiệu miền quê sau khi lốc xoáy đi qua xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp ngày 04/09/2014


Pano trước trường PTCS Mỹ Quý bật chân đế bê tông ngã vẹo vì sức gió quá mạnh.
Pano trước trường PTCS Mỹ Quý bật chân đế bê tông ngã vẹo vì sức gió quá mạnh.
Từ trường PTCS Mỹ Quý, anh Trần Văn Đúa 47 tuổi(bảo vệ) sốt ruột chạy về nhà thì cây to đã ngã đè sập nóc toilet và xô nứt tường.
Từ trường PTCS Mỹ Quý, anh Trần Văn Đúa 47 tuổi(bảo vệ) sốt ruột chạy về nhà thì cây to đã ngã đè sập nóc toilet và xô nứt tường.
Bà NGuyễn Thị Kiệp 72 tuổi hốt hoảng trong căn nhà lá lụp sụp. Nền nhà bằng gạch tàu bật tung vì cây trốc gốc.
Bà Nguyễn Thị Kiệp 72 tuổi hốt hoảng trong căn nhà lá lụp sụp. Nền nhà bằng gạch tàu bật tung vì cây trốc gốc.
Vợ chồng anh Dương Văn Hạnh(37 tuổi) ôm chặt 2 con ở góc nhà nhìn cơn mưa kèm mưa đá cùng gió lốc kéo dài hơn 20 phút cuốn bay mái tôn trong sự sợ hãi!
Vợ chồng anh Dương Văn Hạnh(37 tuổi) ôm chặt 2 con ở góc nhà nhìn cơn mưa kèm mưa đá cùng gió lốc kéo dài hơn 20 phút cuốn bay mái tôn trong sự sợ hãi!
Cây cối bị ngã đổ khắp nơi.
Cây cối bị ngã đổ khắp nơi.
Đồng lúa nằm rạp. Theo nông dân địa phương thiệt hại khoảng 50% sản lượng.
Tranh thủ phơi khô mùng màn vì cơn mưa tiếp theo đang đến.
Tranh thủ phơi khô mùng màn vì cơn mưa tiếp theo đang đến.
Mọi người tất bật với công việc khắc phục hậu quả nên bé ăn sáng một mình trong căn nhà oằn mái.
Mọi người tất bật với công việc khắc phục hậu quả nên bé ăn sáng một mình trong căn nhà oằn mái.


Cây điệp cao to ngã đè lên nhà ông Trần Văn Thum 64 tuổi. Ông kể: "Từ khi biết nhớ đến giờ, ông chưa từng thấy cơn lốc nào dữ dội đến như vậy".
Cây điệp cao to ngã đè lên nhà ông Trần Văn Thum 64 tuổi. Ông kể: "Từ khi biết nhớ đến giờ, ông chưa từng thấy cơn lốc nào dữ dội đến như vậy".

Nhà chị Triệu Thị Phượng không còn gì sau cơn lốc.
Nhà chị Triệu Thị Phượng không còn gì sau cơn lốc.
Bà con chòm xóm đến giúp chị Phượng tìm lại những vật dụng còn sử dụng được để tạm thời ổn định cuộc sống.
Bà con chòm xóm đến giúp chị Phượng tìm lại những vật dụng còn sử dụng được để tạm thời ổn định cuộc sống.
Bà Nguyễn Thị Hiền cùng các con cưa cây, dọn dẹp khu vườn tan hoang sau cơn lốc.
Bà Nguyễn Thị Hiền cùng các con cưa cây, dọn dẹp khu vườn tan hoang sau cơn lốc.

Ông Trần Văn Thum dọn lại bàn thờ tổ tiên trước khi tìm cách dựng lại ngôi nhà đã bị hư hại rất nhiều.
Ông Trần Văn Thum dọn lại bàn thờ tổ tiên trước khi tìm cách dựng lại ngôi nhà đã bị hư hại rất nhiều.
Photo: Hoàng Trung Thủy

FOLLOW @ INSTAGRAM

Giới thiệu

Hoàng Trung Thuỷ nghệ sĩ hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, uỷ viên hội đồng nghệ thuật, chủ nhiệm Câu lạc bộ nhiếp ảnh Gia Định, giám khảo và là ban tổ chức của nhiều cuộc thi ảnh trong nước và quốc tế. Xuất bản những sách ảnh về Sài Gòn và Động Thiên Đường, - Sài Gòn phản chiếu - Động Thiên Đường - Sài Gòn 4 Mùa 2020 cùng nhiếp ảnh gia Nguyễn Thứ Tính (Rồng Vàng) Email: hoangtrungthuy23@gmail.com

Bài đăng nổi bật

Sách ảnh đầu tay Sài Gòn phản chiếu

Sài Gòn phản chiếu là cuốn sách ảnh đầu tay của Thuỷ với mong muốn chia sẻ một góc nhìn mới về Sài Gòn năng động phát triển và những góc tĩn...

Random